Nhập số liệu khảo sát địa hình tuyến đường bằng Civil 3D!

Ngô Quốc Việt June 13, 2012 33

A. Cách nhập số liệu khảo sát:

1. Giới thiệu: 

Sau khi hoàn thành công tác khảo sát, trong đó có khảo sát địa hình, điều chúng ta quan tâm là cách nhập số liệu khảo sát địa hình thực địa vào phần mềm Civil 3D như thế nào. Civil 3D hỗ trợ nhiều phương pháp nhập số liệu khảo sát khác nhau:

+ Phương pháp 1: Nhập số liệu khảo sát sử dụng công cụ trên menu Points

+ Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng

+ Nhược điểm: Chỉ đơn thuẩn nhập các điểm khảo sát mà không thể bình sai mạng lưới, tự động hóa nối điểm vẽ địa vật khảo sát, tính bảo mật không cao

+ Phương pháp 2: Nhập số liệu khảo sát sử dụng các công cụ của module Survey

+ Ưu điểm: Tính bảo mật cao, tự động hóa công tác khảo sát như hỗ trợ tự động hóa nối điểm vẽ địa vật khảo sát, hỗ trợ bình sai mạng lưới

+ Nhược điểm: Phức tạp vì file khảo sát .fbk sử dụng các cấu trúc lệnh

Bài viết sau xin giới thiệu công cụ nhập số liệu khảo sát thuộc phương pháp 1.

+ Về loại số liệu khảo sát:

–          Với các dự án mở mới một tuyến đường giao thông, thông thường quá trình khảo sát sẽ đo vẽ toàn bộ địa hình của khu vực dự án. Cách nhập số liệu dạng này vào Civil 3D cũng có hai cách khác nhau:

2. Cách nhập số liệu khảo sát:

Tổng quát nhất là Import file số liệu dạng TXT các điểm địa hình bằng cách vào menu “Points/Import/Export Points/Import Points” như hình vẽ dưới:

Tiếp theo chọn file số liệu khảo sát địa hình bằng cách nhấn vào nút như hình dưới

Chú ý là cần chọn trước kiểu định dạng của file số liệu khảo sát cho phù hợp

Civil 3D cung cấp nhiều định dạng khác nhau như sau:

ENZ(Space or comma): Easting – Northing – Point elevation; các thuộc tính cách nhau bởi dấu cách (Space) or dấu phẩy (comma)

PNEZD(Space or comma): Point number – Northing – Easting –Point elevation – Raw Decription; các thuộc tính cách nhau bởi dấu cách (Space) or dấu phẩy (comma)

PNEZ(Space or comma) : Point number – Northing – Easting –Point elevation; các thuộc tính cách nhau bởi dấu cách (Space) or dấu phẩy (comma)

PNE(Space or comma) : Point number – Northing – Easting; các thuộc tính cách nhau bởi dấu cách (Space) or dấu phẩy (comma)

PENZD(Space or comma) : Point number – Easting – Northing – Point elevation – Raw Decription; các thuộc tính cách nhau bởi dấu cách (Space) or dấu phẩy (comma)

PENZ(Space or comma): Point number – Easting – Northing – Point elevation; các thuộc tính cách nhau bởi dấu cách (Space) or dấu phẩy (comma)

Đây là một số định dạng file cơ bản, ngoài ra còn có định dạng khác.

Cách nhập số liệu kiểu này giúp ta có thể quản lý tốt được các điểm nhở vào các Tool trong bộ khảo sát của Civil 3D được nêu chi tiết ở bài sau.

  1. Ngoài ra, ta có thể trực tiếp nhập file số liệu khảo sát địa hình để tạo bề mặt địa hình

Sau khi tạo bề mặt, ta mở hết các dấu + trong mục Surface trong thanh Toolspace rồi nhấn chuột phải vào mục “Point File” như hình vẽ: Chọn Add để thêm mới

Tương tự như trên, ta cũng nhấn vào dấu + đẻ chọn file số liệu khảo sát và cũng lưu ý về chọn định dạng file khảo sát phù hợp.

Trường hợp này khác với cách làm ở trên ở điểm: với TH 1 thì ta nhập trực tiếp vào Civil 3D các điểm (Points) còn TH 2 ta chỉ nhập số liệu của điểm (tên điểm, tọa độ, cao độ, mô tả..) để từ đó xây dựng bề mặt mà thôi.

–          Với các dự án cải tạo tuyến đường giao thông hoặc công tác vạch tuyến được thực hiện trên thực địa thì số liệu khảo sát có dạng sổ đo trắc dọc, trắc ngang. Số liệu khảo sát dạng này tương tự  như file số liệu .ntd trong NOVA.

Trường hợp này Civil 3D có thể Import file số liệu khảo sát bằng cách vào:

Rồi sau đó chọn file số liệu khảo sát

File số liệu khảo sát kiểu TXT có các định dạng sau:

  • 1 : Station, Offset : Lý trình, Khoảng cách
  • 2 : Station, Offset, Elevation : Lý trình, Khoảng cách, cao độ
  • 3 : Station, Offset, Rod, Hi
  • 4 : Station, Offset, Description :Lý trình, Khoảng cách, ghi chú
  • 5 : Station, Offset, Elevation, Description: Lý trình, Khoảng cách, cao độ, ghi chú
  • 6 : Station, Offset, Rod, Hi, Description

Chọn định dạng của file số liệu bằng cách chọn từ 1 – 6 như hình dưới:

Tiếp theo chọn 1 nếu giữa số liệu cách nhau bằng khoảng trống, chọn 2 nếu bằng dấu phẩy

Sau đó chỉ ra tuyến đường cần nhập số liệu vào

Ví dụ mẫu file số liệu địa hình có định dạng kiểu 5 như sau: chú ý dòng trên cùng của bảng dưới chỉ là chú thích không nhập vào file.

Lý trình Khoảng cách cộng dồn so với tim tuyến Cao độ Ghi chú
0.00 -5 235.67 MD
0.00 -12.5 234.25
0.00 4.23 235.65 MD
12.34 -3.12 236.24
12.34 4.56 236.18

File số liệu dạng TXT có dạng:

Chú ý: So sánh với cách nhập số liệu bằng file ntd trong Nova với cách nhập số liệu trên trong Civil 3D thì có một điểm khác biệt sau:

+ Trong Nova thì chỉ cần nhập vào file NTD thì phần mềm sẽ xây dựng dữ liệu cho cả tuyến đường còn trong Civil 3D thì file dữ liệu chỉ bao gồm các điểm đo trên trắc ngang còn tuyến đường phải được vạch trước đó và Civil 3D sẽ dựa theo lý trình cọc và số liệu điểm đo để nhập dữ liệu vào.

Các bước nhập dữ liệu:

+ Đầu tiên là sau khi đi khảo sát về thì chắc chắn bạn đã có tọa độ chi tiết của các đỉnh và cọc. Bạn nhập vào Civil 3D như cách đầu tiên mình đã trình bầy ở bài viết. Sau đó bạn sẽ dựa vào những điểm đó để vạch tuyến bao gồm đi đỉnh và cắm cong. Sau đó bạn cắm cọc (sample line) tại các cọc chi tiết như ở ngoài thực địa.

+ Bước tiếp theo: bạn copy danh sách cọc và lý trình tương ứng rồi tạo file sổ đo theo mẫu như trong bài viết và nhập vào Civl 3D. Sau đó bạn sẽ xây dựng bề mặt dựa vào các điểm chi tiết ban đầu và các điểm đo trắc ngang mới nhập bằng cách tạo ra Point Group. Phần này bạn có thể tham khảo cách làm như ở dưới mục 1 phần B.

B. Tool về khảo sát trong Civil 3D

Trong Civil 3D có bộ survey với nhiều tính năng hữu ích cho công việc thiết kế đường

1. Quản lý các tập hợp điểm theo nhóm(Point Group)

Việc phân loại các điểm khảo sát theo nhóm rất hữu ích và tiện lợi cho công việc thiết đường. Có thể tạm chia các nhóm điểm sau:

+ Đường chuyền, Mốc:

+ Các đỉnh:

+ Mép đường cũ:

+ Các điểm địa vật như cây, cột điện, …

Civil 3D cung cấp bộ lọc điểm rất tiện dụng để tìm kiếm và phân loại các điểm khác nhau theo tên, ghi chú. Để tạo một nhóm điểm vào menu Points>Create Point Group

Nhập tên cho nhóm điểm ở tab “Information” trong mục “Name” và mô tả trong mục “Description”

Ngoài ra bạn có thể hiệu chỉnh kiểu hiện thị điểm ở mục “Point Style” và kiểu nhãn của điểm ở mục “Point label style”

Để tạo kiểu hiện thị điểm mới bạn chọn như hình dưới:

Bạn đặt tên cho kiểu hiện thị ở tab “Information” trong mục “Name”

Chuyển sang tab “Marker”, bạn có thể hiệu chỉnh kiểu hiện thị cho điểm với các lựa chọn:

+ Use AutoCAD POINT for marker: Sử dụng mặc định kiểu hiện thị của điểm trong AutoCAD

+ Use custom marker: Tùy chọn kiểu hiện thị với các mẫu tạo sẵn

+ Use AutoCAD BLOCK symbol for marker: Sử dụng các block làm biểu tượng cho điểm. Bạn cần tạo trước BLOCK rồi chọn trong danh sách của Civil 3D.

Thông thường thì mỗi nhóm điểm sử dụng biểu tượng khác nhau

 

Trong tab “Display”, bạn hiệu chỉnh để ẩn hiện các biểu tượng(Marker) hoặc nhãn(Label)

Chuyển sang tab “Include”, bạn sử dụng các bộ lọc để tìm ra tập các điểm thỏa mãn. Ví dụ nếu tích vào tùy chọn “With raw descriptions matching” và điển vào “DC” thì Civil 3D sẽ lọc ra tất cả các điểm có raw descriptions có chứa text “DC” và thêm các điểm này vào Point Group vừa tạo.

Tương tự bạn có thể sự dụng tab “Exclude” để lọc thêm các điểm cần thiết.

Tuy nhiên để có thể lọc chính xác hơn bạn nên sử dụng tính năng Query Builder. Bộ lọc này cung cấp nhiều công cụ khá hữu ích. Để sử dụng bộ lọc bạn nhấn vào chọn “Modify query”. Ví dụ như hình dưới sẽ lọc ra các đỉnh có raw Description là D1 đến D100.

Để thêm một dòng mới bạn nhấn chuột phải và chọn như hình vẽ dưới:

Trong đó chú ý các mục sau:

+ Set Opetator: chứa các toàn tử AND, OR, NOT

+ Property: Có chứa các thuộc tính

+ Operator: có chứa các thuộc tính

+ Value: chứa nội dung bạn nhập vào

Ngoài ra bạn cần tích chọn dấu ( và ) theo đúng cấu trúc của phần mềm

2. Sử dụng tính năng tạo Figure để nối các đỉnh tuyến đường

Chức năng Figure trong Civil 3D để vẽ hinh dáng địa vật ngoài thực địa. Chỉ một chút lưu ý , ta có thể ứng dụng nó để nối các đỉnh tuyến đường một cách nhanh chóng:

B1: để nhập số liệu khảo sát bạn nhấn vào “Import Survey Data” trên thanh công cụ

Tiếp theo trong mục “Specify Database” bạn tạo mới số liệu kháo sát bằng cách nhấn vào “Create New Survey Database…” rồi nhập tên, nhấn OK. Nhấn Next chuyến sang bước tiếp theo.

Trong mục “Specify Data Source” Chọn kiểu file cần import vào, file này có thể chọn theo nhiều định dạng khác nhau. Trong trường hợp cụ thể này ta chọn loại “Point File”

Chọn định dạng của file cho phù hợp. Các định dạng này bạn có thể tham khảo mục nhập điểm khảo sát ở trên.

Nhấn vào vị trí mũi tên như hình dưới để thêm file số liệu khảo sát.

Sau khi nhập xong nhấn Finish để kết thúc.

Để các điểm nhập vào hiển thị trong bản vẽ bạn làm như hình vẽ dưới

Chú ý: Để nối đúng thứ tự các đỉnh thì cần nhập file import vào theo đúng định dạng sau:

Số thứ tự Tọa độ X Tọa độ Y Cao độ Ghi chú
1 12345.67 12345.67 123.45 D1

Các sẽ đỉnh được nối theo số thứ tự tăng dần.

Tạo mới một Figures bằng cách nhấn chuột phải vào như hình sau:

Gõ vào tên cho figure và chọn toàn bộ các điểm đỉnh cần nối. Civil 3D sẽ tự động nối các đỉnh theo đúng thư tự. Để tuyến nối các đỉnh hiện ra ngoài màn hình, cần nhấn như sau:

 Chúc các bạn thành công.

33 Comments »

  1. thang June 22, 2012 at 10:04 am -

    với tuyến là đường thẳng ta có thể sử dụng sổ đo như admin nói ở trên
    Nếu admin bổ sung thêm phần số liệu sổ đo tuyến có đường cong thi hay quá!
    Cám ơn Admin nhiều (^_^)

    • Ngô Quốc Việt June 25, 2012 at 8:33 am -

      Cám ơn bạn Thang (xin lỗi mình không biết tên chính xác của bạn để tiện xưng hô) đã quan tâm và chia sẻ ý kiến về bài viết cách nhập số liệu khảo sát địa hình tuyến đường vào Civil 3D. Thực ra cách nhập dạng sổ đo như mình đã trình bày không phải cho tuyến dạng đường thẳng cho bạn nói mà là cho tuyến bất kỳ. Nghĩa là Civil 3D sẽ dựa vào lý trình cọc và các điểm đo trên cọc để nhập vào tuyến. Đấy mới chỉ là ý tưởng thôi còn thực tế cách làm cụ thể ra sao thì phụ thuộc vào bạn. Theo mình thì cách nhập số liệu dạng sổ đo vào Civil 3D có thể tạm theo các bước :
      + Đầu tiên là sau khi đi khảo sát về thì chắc chắn bạn đã có tọa độ chi tiết của các đỉnh và cọc. Bạn nhập vào Civil 3D như cách đầu tiên mình đã trình bầy ở bài viết. Sau đó bạn sẽ dựa vào những điểm đó để vạch tuyến bao gồm đi đỉnh và cắm cong. Sau đó bạn cắm cọc (sample line) tại các cọc chi tiết như ở ngoài thực địa.
      + Bước tiếp theo: bạn copy danh sách cọc và lý trình tương ứng rồi tạo file sổ đo theo mẫu như trong bài viết và nhập vào Civl 3D. Sau đó bạn sẽ xây dựng bề mặt dựa vào các điểm chi tiết ban đầu và các điểm đo trắc ngang mới nhập bằng cách tạo ra Point Group. Phần này bạn có thể tham khảo cách làm trong bài viêt:”Cách sửa bề mặt địa hình bằng cách trực tiếp co kéo trên trắc ngang”. Chúc bạn thành công.

  2. PDH September 10, 2012 at 4:14 am -

    Bài viết rất kỹ nhưng chưa hết, tiêu đề bao trùm phạm vi lớn mà bài viết không đề cập đến. Nói như vậy thì cả modul Survey của Civil vứt đi hay sao?

  3. Ngô Quốc Việt September 10, 2012 at 7:45 am -

    Chào bạn PHP! Phần khảo sát trong Civil 3D sử dụng Module Survey với đầy đủ tính năng phục vụ nhập, xử lý số liệu khảo sát phục vụ thiết kế. Bài viết của mình chỉ mới trình bày được một vấn đề nhỏ nhưng có tính ứng dụng nhằm nhập số liệu khảo sát vào Civil 3D. Thực ra còn nhiều vấn đề khác mình cũng muốn viết nhưng kiến thức có hạn nên cũng chưa làm được. Rất cảm ơn bạn đã quan tâm và đóng góp ý kiến.

  4. Tuấn September 13, 2012 at 10:14 am -

    Chào ADD! tôi khâm phục kiến thức 3d civil của bạn.
    Tôi cũng vừa mới tiếp cận civil 3d. Bạn cho tôi hỏi:
    – Sau khi đã add các điểm từ file .txt có cao tọa độ x,y,z xong muốm thể hiện cao độ các điểm trong civil 3d thì phải làm sao?
    – Và cách nào vẽ đường đồng mức từ các điểm đã import vào civil 3d

    • Ngô Quốc Việt September 13, 2012 at 10:23 am -

      Chào bạn Tuấn!
      – Để thể hiện tọa độ các điểm trong Civil 3D bạn cần hiệu chỉnh nhãn để thể hiện các tọa độ này. Nếu bạn gộp các điểm này vào Point Group thì bạn sẽ gán nhãn và hiệu chỉnh kiểu hiện thị nhãn nhanh hơn.
      – Còn để vẽ đường đồng mức từ các điểm đã import vào Civil 3D bạn chỉ việc tạo một bề mặt với phần định nghĩa là các điểm đã nhập vào rồi hiệu chỉnh kiểu hiện thị cho bề mặt với các đường đồng mức cho phù hợp. Những đường đồng mức này được xây dựng từ chính những điểm bạn đã nhập vào. Bạn có thể tham khảo cách làm chi tiết các bài viết trên Civil 3D VN.Chúc bạn thành công.

  5. chienza November 28, 2012 at 10:07 am -

    em mới tim hiểu chuong trình này chua biet gi hết, gio em dang bí phần nhập điểm piont, ma không biết lam sao hết,. anh em nao biet chỉ cho mình vói. hoặc co một file vi dụ nao thị gui wa mail cho em voi. thank cac anh em ngocchien1088@gmail.com

    • Ngô Quốc Việt November 28, 2012 at 2:07 pm -

      Bạn nên sưu tầm và đọc thêm các loại tài liệu về vấn đề này trước đã. Vì bạn mới tìm hiểu nên mọi thứ còn mông lung và chưa rõ ràng. Vì nếu bạn không nói rõ bạn khúc mắc cụ thể là nội dung gì thì rất khó để có thể trả lời bạn.

  6. caoxuantam December 11, 2012 at 12:42 pm -

    cho em hỏi
    khi có một bình đồ em muốn xây dựng bề mặt địa hình thì phải làm thế nào?
    em cảm ơn.

    • Ngô Quốc Việt December 12, 2012 at 4:43 am -

      Chào bạn!
      Bạn nói là có một bình đồ và muốn xây dựng bề mặt địa hình. Vậy mình không rõ với bình đồ bạn đã có những thông tin gì? Vì để xây dựng bề mặt địa hình trong Civil 3D thì có nhiều cách khác nhau và Civil 3D cũng hỗ trợ nhiều loại dữ liệu khác nhau như: các điểm(point), đường đồng mức(contour), …Do vậy dựa vào bình đồ hiện có bạn nên xem xét và quyết định xây dựng bề mặt địa hình bằng cách nào.
      Chúc bạn thành công.

  7. caoxuantam December 15, 2012 at 8:08 am -

    cảm ơn a quan tâm bài viết của em.
    bình đồ của em có cho ở dạng đường đồng mức,nhưng đường đồng mức của em chưa có cao độ.
    cho em hỏi cách thêm cao độ cho các đường Polyline và cách xây dựng mặt địa hình từ đường đồng mức từ các đường đồng mức.

    • Ngô Quốc Việt December 15, 2012 at 8:24 am -

      Để thêm cao độ vào đường Polyline, bạn chọn Polyline cần thêm rồi nhấn chuột phải chọn Properties. Trông phần Properties của Polyline bạn nhập cao độ vào phần Elevation. Sau khi nhập xong cao độ, để định nghĩa bề mặt từ các Polyline này, bạn cần tạo trước một bề mặt ví dụ như có tên là TN. Bạn quan sát trên thanh Toolspace thẻ Prospector, nhấn dấu + để mở rộng hết các mục của phần bề mặt TN rồi nhấn chuột phải vào mục Contour và chọn Add. Tiếp đó bạn nhập tên và chọn các Polyline cần thêm thôi.
      Chúc bạn thành công.

      • caoxuantam December 15, 2012 at 10:16 am -

        em đã thử làm trên file gốc và thử làm trên drawing file mới mà các đường đồng mức có cao độ cả rồi mà . Nhưng xuất trắc dọc vẩn ko nhận cao độ.
        anh chỉ giúp em các bước cụ thể dc ko.mail em:caoductam2401@gmail.com

        • Ngô Quốc Việt December 15, 2012 at 10:34 pm -

          Bạn caoxuantam thân mến!
          Để tiện trao đổi và cũng giúp ích cho các bạn khác cũng gặp những vấn đề giống bạn, bạn nên đưa câu hỏi nên diễn đàn Civil 3D VN. Mình sẽ hướng dẫn đến khi nào bạn sử dụng thành công các chức năng trong Civil 3D. Việc trao đổi qua email cũng rất thuận tiện tuy nhiên sẽ không đạt được giá trị chia sẻ và tốt cho cộng đồng. Vài lời trao đổi thêm cùng bạn.

  8. mai luan February 28, 2013 at 7:59 am -

    Chào bạn Ngô Quốc Việt, mình muốn tìm hiểu về bài viết: ”
    1. Khảo sát
    Cách nhập số liệu khảo sát địa hình trong Civil 3D (http://civil3dvn.wordpress.com/2012/06/13/cach-nhap-so-lieu-khao-sat-dia-hinh-tuyen-duong-vao-civil-3d/)”
    của bạn, nhưng khi vào link thì không vào được. Mình muốn hỏi bạn, khi mình import point vào bản vẽ, nó chỉ hiện các dấu “+”. Bây giờ mình muốn hiện cao độ, mô tả và số thứ tự nữa thì làm như thế nào?
    Mình mới chuyển sang tìm hiểu Civil, mong được học hỏi từ các bạn.

    • Ngô Quốc Việt February 28, 2013 at 8:11 am -

      Chào bạn!
      Để hiển thị được Cao độ, mô tả và số thứ tự hoặc thêm các thành phần khác, bạn có thể thực hiện theo cách sau:
      Những thành phần như bạn mô tả thuộc về nhãn của điểm (Label). Bạn cần chú ý xem những điểm bạn nhập vào đã tạo Point Group chưa. Việc tạo Point Group giúp bạn quản lý điểm theo nhóm tốt hơn. Bạn có thể chọn một điểm rồi nhấn chuột phải chọn Point Group Properties…. Trên tab Information bạn chọn mẫu Point#-Elevation-Description cho mục Point label style. Để thêm các thành phần khác bạn có thể nhấn chọn mục Edit Current Selection để sửa và thêm như hình dưới
      Point label edit
      Chúc bạn thành công.

  9. Vu Thanh Hai April 8, 2013 at 9:16 am -

    Chào anh Việt,
    Khi em có một file survey, với các point có elevation và description đã hiệu chỉnh (rotate, drage …). Nhưng khi copy point đó sang một file khác thì nó tự động reset lại như chưa được hiệu chỉnh gì, có cách nào để khi copy điểm như vậy mọi hiệu chỉnh ở file gốc được giữ nguyên ở file mới vậy,
    Xin lỗi vì em là thành viên mới nên không biết tạo chủ đề mới thế nào, rất mong anh giải đáp giúp, việc này em gặp thường xuyên mà vẫn chưa biết xử lý thế nào, toàn phải làm lại 1 file mới từ đầu.
    Thanks anh.

    • Ngô Quốc Việt April 9, 2013 at 2:08 am -

      Mình xin làm rõ hơn câu hỏi của bạn nhé. Bạn có một file khảo sát trong đó có chứa số liệu về các điểm như cao độ, mô tả. Để hiệu chỉnh các số liệu của các điểm bạn sử dụng cách gì? (Import file khảo sát vào Civil 3D và hiệu chỉnh trực tiếp trong đó?). Sau đó bạn sao chép các điểm sang một file khác. Và bạn tiếp tục import file khảo sát mới này vào Civil 3D và bạn không thấy các hiệu chỉnh của bạn với các điểm trong file cũ.
      Vì một số thông tin chưa rõ nên cần bạn xác nhận và bổ sung thêm để mình có thể tìm ra nguyên nhân và giải pháp chính xác giúp bạn. Cảm ơn bạn.

      • Vu Thanh Hai April 10, 2013 at 9:01 am -

        Em xin trình bày cụ thể như sau,
        – Em có một file khảo sát khá lớn, hàng nghìn điểm.
        – Do yêu cầu trình bày của bản vẽ, tại mỗi điểm, tùy vào vị trí địa hình mà cái label của điểm cần phải drag sang phải, sang trái hoặc là lên trên xuống dưới với khoảng cách bất kỳ.
        – Em muốn chia file khảo sát đó thành nhiều file nhỏ để nhiều người cùng làm, sau đó sẽ tập hợp lại.

        Nếu làm bằng Land như ngày xưa thì việc đó là thực hiện được (từng người làm rồi copy vào 1 file), nhưng với Civil 3d thì khi copy các điểm đã drag đó vào một file khác nó tự động reset lại vị trí ban đầu. bởi vậy em muốn hỏi anh có cách nào để sau khi copy các điểm đã drag đó vào một file mới mà nó không bị reset cái label vè ban đầu không?

        Rất mong anh giúp đỡ, chúc anh luôn mạnh khỏe

        • Vu Thanh Hai April 10, 2013 at 9:04 am -

          Em xin bổ sung thêm là file khảo sát đó đã là file civil 3d rồi, điểm là điểm của civil rồi, giờ chỉ hiệu chỉnh (chủ yếu là drag thôi)

  10. Vu Thanh Hai April 8, 2013 at 9:17 am -

    Địa chỉ email của em là thanhhai.bkh@gmail.com, rất mong anh giúp đỡ

    • Ngô Quốc Việt April 11, 2013 at 8:19 am -

      Theo mình thì có một mẹo nhỏ giúp bạn giữ nguyên những label của các điểm đã hiệu chỉnh là từ file gốc, bạn tạm xóa và giữ lại những điểm cần cho file 1 sau đó save as lại thành file 1. Tương tự như vậy bạn save as thành file 2, file 3.. thì những nhãn bạn đã co kéo cho các điểm không bị reset lại.
      Mình có thời gian sẽ xem xét nguyên nhân và sớm có một giải pháp hoàn chình hơn cho bạn trong thời gian tới. Chúc bạn thành công.

      • Vu Thanh Hai April 12, 2013 at 5:42 am -

        Vấn đề là em cần 1 file civil 3d hoàn chỉnh với các điểm đã edit để nộp cho sếp check anh ạ, nếu được phép nộp nhiều file thế hoặc là được export sang 1 file cad thì em đã làm rồi, thế nó mới khó em. Rất mong anh tìm được nguyên nhân để giúp em giải quyết khó khăn này,

        Thanks anh nhiều,

  11. Ngô Quốc Việt April 12, 2013 at 8:21 am -

    Bạn VU THANH HAI thân mến!
    Vấn đề của bạn thật quả thực nan giải vì mình thấy đúng là nếu bạn muốn copy tổng hợp các điểm vào một file thì sẽ mất các thuộc tính nhãn đã hiệu chỉnh như kéo, quay…Có một cách là bạn sẽ có file tổng hợp có thể giữ lại các thuộc tính đã hiệu chỉnh của điểm tuy nhiên đối tượng sẽ không phải là các điểm nữa:
    Cách 1: Bạn copy và paste as block các điểm. Vì chế độ paste as block sẽ không tự động chèn các điểm vào đúng tọa độ nên bạn sẽ phải chỉnh thủ công cho cả block các điểm cho chính xác về tọa độ
    Cách 2: Bạn Insert>DWG Reference… để chèn vào và cũng tương tự như trên bạn phải chỉnh thủ công vị trí điểm chèn nhằm đảm bảo chính xác tọa độ các điểm.
    Để chỉnh chính xác vị trí của block hay file xref, bạn có thể dùng mẹo nhỏ là chọn một điểm và copy, paste như bình thường để Civil 3D tự động chèn chính xác tọa độ điểm chuẩn này và dựa vào điểm chuẩn này để move khối block hay file xref.
    Mình đã cố gắng tìm một giải pháp chuẩn xác cho vấn đề của bạn nhưng quả thực chưa tìm được cách nào hơn hoặc Civil 3D không thể copy các nhãn điểm đã hiệu chỉnh
    Chúc bạn thành công.

  12. Vu Thanh Hai April 16, 2013 at 3:07 am -

    Chào anh Việt,
    Rất cám ơn anh đã dành thời gian cho vấn đề của em dù rằng các giải pháp anh đưa ra em cũng đã làm qua hết rồi, hy vọng các phiên bản cao hơn của Civil 3D sẽ giải quyết được vấn đề này,

    Xin cám ơn anh, chúc anh mạnh khỏe.

  13. maithanhluan June 27, 2013 at 1:45 am -

    Trong phần nhập số liệu khảo sát tuyến đo trắc ngang dạng sổ đo ghi tay. Mình chỉ thấy phần nhập vào có các format như:
    ST, offset,Elevation, Dec
    Không thấy có format dạng:
    ST, Offset, (chênh cao so với tim)
    Thường khi đo khảo sát ở hiện trường thì máy toàn đạc chỉ hay cho giá trị: Khoảng cách offset và chênh cao điểm mia so với tim.
    Nếu Civil 3D có format đầu vào như thế thì hay. Bạn nào có cách giải quyết vấn đề này không?

  14. maithanhluan June 27, 2013 at 1:47 am -

    Hình như diễn đàn mình đặt múi giờ không phải GMT+7???
    Mình thấy thời gian post bài khác với thời gian hiện tại.

  15. Ngô Quốc Việt June 27, 2013 at 2:00 am -

    Chào bạn maithanhLuan!
    Đúng như bạn nói là ở Việt Nam, thường khảo sát đo cắt ngang khi đã có số liệu cao độ tim cọc là chỉ đo các điểm còn lại trên cắt ngang về khoảng cách so với cọc tim và chênh cao. Sau đó về nhập thành file số liệu, ví dụ như dạng .ntd để xử lý. Trong Civil 3D chưa hỗ trợ trực tiếp định dạng như bạn mô tả. Tuy nhiên hoàn toàn có thể tạo các công cụ chuyển đổi định dạng từ định dạng bạn mô tả sang định dạng của Civil 3D. Theo mình biết thì đã có bạn viết thành công công cụ chuyển đổi này. Vì thuộc về bản quyền của người khác và chưa được phép nên mình chưa dám đưa lên. Cảm ơn bạn về câu hỏi thú vị.

  16. maithanhluan June 27, 2013 at 10:02 am -

    Mình cũng chỉ xuất phải trên nhu cầu thực tế nên đặt ra câu hỏi. Anh Phạm Công Thịnh có phần convert từ Civil 3D sang *.ntd, nhưng chưa có phần ngược lại.
    Có điều đối với phạm vi khảo sát thì cũng chỉ cần đến các phần mềm VN như Topo, Nova là đủ. Tại sao phải chuyển sang Civil 3D bởi vì:
    1. Bây giờ Hài Hòa không nâng cấp phần mềm nên không thể cài trên Win7 64, ngay cả win 32 cũng hay lỗi. Cần có phần mềm khác thay thế.
    2. Niềm đam mê với công nghệ và phần mềm mới, sự tò mò.
    Nhưng bài toán đặt ra là khi ta dùng Civil 3D nhiều khi vẫn phải Convert sang *.ntd và ta vẫn cần phải dùng Nova để mở file *.ntd xem nó có đúng chưa? Số liệu có lỗi gì không?
    ==> vẫn không bỏ được Nova.
    Mình nghĩ bây giờ công nghệ đã phát triển nên có sự đồng bộ hóa giữa khảo sát, thiết kế và bên thẩm định hồ sơ

  17. civil3dlamhong January 17, 2016 at 10:15 pm -

    trong nova số liệu khảo sát trắc ngang thể hiện được địa hình như rãnh thoát nước có sẵn, tường rào (có nghĩa là tại một điểm trên mặt bằng có 2 hoặc hơn 2 cao độ. xin hỏi nhập số liệu trong C3D có làm được điều này không? xin cảm ơn

    • Ngô Quốc Việt January 26, 2016 at 11:30 am -

      Chào bạn,
      Trong civil 3d với các vị trí địa hình đặc biệt như rãnh, tường chắn, đường cũ,…bạn nên sử dụng công cụ Breaklines để dựng bề mặt địa hình. Ngoài ra với các địa vật như tường rào sẽ không thể dùng công cụ Breaklines hoặc bề mặt địa hình (Civil 3d không cho phép 2 điểm cũng một vị trí lại có cao độ khác nhau khi xây dựng bề mặt địa hình) nên bạn có thể dựng các block 3d của đối tượng đó trên mặt bằng sau đó cho hiển thị mặt cắt của nó trên trắc dọc, trắc ngang.
      Cảm ơn bạn.
      Chúc bạn thành công.

  18. dangtrongduc April 19, 2016 at 5:58 pm -

    Chào anh Việt!
    Em cũng đang gặp khó khăn khi dựng mô hình địa hình có những địa vật như tường chắn, gờ chắn, bó vỉa, thậm chí là cầu cạn trên đường cũ.
    Anh có thể làm một bài hướng dẫn DỰNG CÁC BLOCK 3D CỦA ĐỐI TƯỢNG TRÊN MẶT BẰNG SAU ĐÓ CHO HIỂN THỊ MẶT CẮT TRÊN TRẮC DỌC VÀ TRẮC NGANG như anh nói ở trên được không ạ?
    Mong anh sớm phản hồi!

Leave A Response »

You must be logged in to post a comment.