Đào đất không thích hợp trong Civil 3D

NgoQuocViet November 29, 2012 13

Bài viết hôm nay xin giới thiệu với các bạn về cách đào đất không thích hợp trong Civil 3D. Thuật ngữ đào đất không thích hợp hay còn gọi là vét bùn, bóc hữu cơ với thuật ngữ tương ứng trong Civil 3D là Top Soil với ý nghĩa chỉ lớp đất trên bề mặt. Vì lớp đất không thích hợp là lớp đất yếu không có khả năng chịu lực nên cần phải đào bỏ và không thể tận dụng phục vụ đắp đất cho nền đắp.

Có một quan điểm phổ biến khi thiết kế đào đất không thích hợp này ở Việt Nam là chỉ đào đất không thích hợp với nền đắp và không đào với nền đào. Trong nền đào thì thực ra là có đào đất không thích hợp nhưng đã gộp loại đất này vào các loại đất đào khác. Theo mình thì quan điểm này chưa hoàn toàn chính xác và gây khó khăn khi thực hiện công tác này trong Civil 3D. Bởi vì Civil 3D thực hiện đào đất không thích hợp trên toàn bộ nền đào đắp. Do vậy mình đề xuất việc tách riêng khối lượng đất không thích hợp không chỉ ở nền đắp mà cả với nền đào vì thường đào đất không thích hợp là một hạng mục khối lượng liên quan tới cả đơn giá và giá thành dự án sau này. Nghĩa là chúng ta sẽ thực hiện đào đất không thích hợp tại các vị trí xác định có lớp đất này trên bề mặt mà không phân biệt nền đào hoặc đắp.

Có hai Subassembly thực hiện đào đất không thích hợp là StrippingPavement và StrippingTop Soil :

clip_image002

Trong đó:

+ StrippingPavement dùng cho trường hợp đào đất không thích hợp cho phạm vi dưới lớp mặt đường

+ StrippingTopSoil dùng cho trường hợp đào đất không thích hợp hai bên đường tính từ chân taluy đắp hoặc đỉnh taluy đào trở ra

Và đây là minh họa hai trường hợp bóc lớp hữu cơ với StrippingPavement:

clip_image004

Và đây là minh họa cho trường hợp bóc lớp hữu cơ với StrippingTopSoil:

clip_image006

Tiếp theo chúng ta cùng đi vào chi tiết các bước thực hiện đào đất không thích hợp trong Civil 3D.

Trước tiên, giả sử bạn đã tạo Assembly như hình vẽ:

clip_image008

Tiếp theo bạn mở Tool Palettes bằng một trong những cách sau:

+ bạn nhấn vào biểu tượng Tool Palattes trên thanh Ribbon

 clip_image010

+ Hoặc nhấn chọn menu Corridors>Subassembly Tool Palettes như hình dưới

clip_image012

+ Hoặc gõ lệnh ToolPalettes trong thanh Command

Tiếp theo trên thanh Tool Palettes bạn chuyển sang mục Daylight và nhấn chọn StrippingPavement:

clip_image002[1]

Trong hộp thoại hiện ra, các bạn chú ý mục ADVANCED với các nội dung:

+ Stripping Depth: Bề dày của lớp đào đất không thích hợp

clip_image014

+ Extend to Existing Ground: Tùy chọn có kéo dài phạm vi đào lớp đất không thích hợp tới bề mặt thiên nhiên không

Chúng ta cùng xem lại minh họa cho hai trường hợp, nếu bạn chọn Yes ứng với hình minh họa trên (Case 1) và hình minh họa dưới (Case 2) ứng với trường hợp No

clip_image004[1]

Bạn nên chọn No ứng với kiểu đào đất không thích hợp thông thường ở Việt Nam

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin, bạn quay trở lại Assembly và chọn điểm neo của BasicSideSlope CutDitch Subassembly như hình vẽ dưới cho cả hai bên trái phải. Bạn thêm StrippingPavement bên nào thì Civil 3D sẽ đào đất không thích hợp cho bên đó và tương tự với trường hợp đào đất không thích hợp cả hai bên.

clip_image016 clip_image018

Sau đó bạn nhấn chuột phải vào Corridor để mở hộp thoại Corridor Properties. Bạn chuyển sang tab Parameters rồi nhấn chọn mục Set all Targets và chọn bề mặt thiên nhiên làm bề mặt tham chiếu cho tất cả các Subassembly.

clip_image020

Trong đó bạn chú ý đã có StrippingPavement Subassembly được thêm vào.

Như vậy bạn đã thực hiện xong bổ sung thêm công tác đào đất không thích hợp trong Civil 3D.

clip_image022

Để Civil 3D chỉ đào đất không thích hợp chỉ trong các nền đắp, bạn có thể kết hợp với Subassembly đào đắp có điều kiện như hình dưới:

clip_image024

Các bạn chú ý: Với trường hợp bạn kết hợp StrippingPavement với Subassembly đào đắp có điều kiện thì tuy Civil 3D sẽ không đào đất không thích hợp trong nền đào nhưng trong nền nửa đào nửa đắp Civil 3D sẽ đào đất không thích hợp toàn bộ bên (trái hoặc phải) nền đắp mà không thể vét cục bộ trong phạm vi nền đắp như hình minh họa dưới.

clip_image026

Cách tính khối lượng:

Để tính khối lượng đào đất không thích hợp, các bạn cần tạo bề mặt đào đất không thích hợp. Các bạn mở hộp thoại Corridor Properties rồi chuyển sang tab Surfaces. Tiếp theo thêm bề mặt đào đất không thích hợp và chèn thêm Link loại Stripping như hình dưới. Các bạn chú ý trong mục Overhang Correction nên chọn Top Link để tránh một số lỗi.

clip_image028

Tiếp theo các bạn vào menu Sections>Compute Materials…

clip_image030

Chúc các bạn thành công.

13 Comments »

  1. PhamDucViet2012 March 6, 2013 at 7:18 am -

    Bài viết hay quá , cám ơn anh vì đã chia sẻ ! Nhân đây anh cho em hỏi luôn có cách nào đánh cấp cho nền đường được không ạ ?

    • Ngô Quốc Việt March 6, 2013 at 7:19 am -

      Chào bạn! Về phần đánh cấp trong Civil 3D thì quả thực thì Civil 3D chưa hỗ trợ trực tiếp chức năng này. Mình cũng đang tìm hiểu cách để lập trình trong Civil 3D hỗ trợ phần đánh cấp. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

  2. nguyenchung March 6, 2013 at 7:20 am -

    Bài viết hay.ADD chia sẻ kinh nghiệm cho a e một bài về đường cải tạo và các Assymply cải tạo và bù vênh nha.Cảm ơn ADD đã nhiệt tình chia sẻ

  3. Cường March 6, 2013 at 7:21 am -

    Cảm ơn bạn, bài viết rất hay. Tuy là civil không thể phân biệt nền đào và đắp trong vét bùn. Nhưng trong phần tính toán khối lượng mình có thể tính phần vét hữu cơ cho phần đắp, và tính toàn bộ khối lượng cho phần đào theo mong muốn.

  4. chinh nm March 6, 2013 at 7:23 am -

    Việc đánh cấp vốn được Civil 3D hỗ trợ rất mạnh qua Subassembly Corridor Condition… có thể đánh cấp mái đào, mái đắp, tạo rãnh, đặt tường chắn!!

    • Ngô Quốc Việt March 6, 2013 at 7:25 am -

      Rất cám ơn bạn Chinh nm đã chia sẻ cùng Civil 3D VN. Bạn có thể nói rõ hơn về đánh cấp trong Civil 3D với Subassembly Corridor Condition được không?

  5. chinh nm March 7, 2013 at 1:34 am -

    Để đánh cấp, bạn mở file sau theo đường dẫn trong thư mục cài đặt:
    C:\Program Files\Autodesk\AutoCAD Civil 3D 2012\Help\Civil Tutorials\Drawings\Assembly-2c.dwg

    Tính năng daylight rất mạnh. Dù Civil 3d không phải “chiếc đũa thần’, nhưng có triết lý mô phỏng và thuật toán riêng, đặc biệt một số tính năng tự động khá thông minh!

  6. Ngô Quốc Việt March 7, 2013 at 7:34 am -

    Cảm ơn bạn CHINH NM!
    Tuy nhiên, mình đã thử và thấy không thể sử dụng công cụ Subassembly Conditional để phục vụ đánh cấp. Việc đánh cấp sử dụng Civil 3D hơi khó khả thi vì thực ra nó liên quan đến quan điểm thiết kế. Mình cũng đã nghiên cứu qua tiêu chuẩn ASSHITO và thấy có sự khác nhau trong quan điểm về đánh cấp với tiêu chuẩn của Việt Nam.

  7. chinh nm March 7, 2013 at 12:58 pm -

    Trong phần trợ giúp của C3d (F1), bạn tìm bài hướng dẫn sau nhé:
    Tutorial: Creating an Assembly with Conditions
    Cứ làm từ Ex1 – Ex4, rồi check lại kết quả là được!

    Trông thì lằng nhằng nhưng khi kiểm duyệt lại thì ta sẽ xác định được ứng xử của C3d, hoàn toàn khả thi và ứng dụng phổ biến trong thiết kế. Cũng theo tôi thì Quy trình mới nhất của ta 22TCN2005 đã nghiên cứu và chỉnh sửa theo triết lý ASHITO phần đánh cấp nền đào, đổ dốc vào rãnh phía trong (hồi xưa là đổ ra ngoài)!

  8. Ngô Quốc Việt March 8, 2013 at 6:25 am -

    Qua câu trả lời của bạn CHINH NM mình nghĩ bạn ám chỉ đến giật cất mà không phải khái niệm đánh cấp như câu hỏi của mình. Việc giật cấp trong Civil 3D thực hiện khá tốt với nhiều công cụ khác nhau. Còn chuyện đánh cấp thì rất khó khả thi như mình đã trình bày ở trên.

  9. chinh nm March 11, 2013 at 10:29 am -

    Hi, giật cấp khó chứ đánh cấp càng không khó! Hình như bạn chưa xem kỹ thí dụ. Và rằng tôi sẽ ngạc nhiên là C3D “bó tay” với trường hợp:
    1. Đường dẫn lên cầu,
    2. Đường dẫn vào hầm.

    Quả thực, theo triết lý tính của nước ngoài, thể hiện qua C3D thì nó thích hợp:
    1. Đường cao tốc (mặt cắt đồng nhất).
    2. Đường trong đô thị mới toanh.
    3. Đường đồi núi (mặt cắt ko bị hạn chế).

    Vì thế: C3D rất kỵ với các loại đường nâng cấp, cải tạo ở VN, khi mà:
    1. Mặt cắt thay đổi liên tục (TD: bề rộng vỉa hè, mái taluy…) do hạn chế GPMB trong các đô thị cũ.
    2. Mặt căt trên đường cũ (nửa bù vênh, nửa ko bù vênh; taluy va kênh, mương,..).

    Tổng thể, việc khai báo Taluy trong C3D để đánh cấp hay giật cấp cũng ko phức tạp hơn so với Nova2005! Nova thì bị sai cố hữu ở mô hình và khối lượng!

    • Ngô Quốc Việt March 12, 2013 at 7:26 am -

      Cảm ơn bạn chinh nm đã nhiệt tình tham gia đóng góp ý kiến cho Civil 3D VN. Nếu theo bạn việc đánh câp khả thi trong Civil 3D thì bạn có thể hướng dẫn chi tiết cách làm được không? Không biết bạn có mẫu file bản vẽ nào đã thực hiện đánh cấp trong Civil 3D chưa? Nếu có bạn có thể chia sẻ cho mình thì rất tốt.

  10. KieuTuan March 24, 2013 at 1:10 am -

    Chào anh CHINH NM,
    em đã tìm hiểu cách đánh cấp như anh đã nêu nhưng quả thật là em vẫn chưa thể đánh cấp được với phần mền Civil 3D.Anh có thể làm một ví dụ nhỏ về đánh cấp nền đường bằng phần mền Civil 3D để mọi người học hỏi được không ạ?
    Mong nhận được hồi âm của anh.

Leave A Response »

You must be logged in to post a comment.