Các phương pháp rải cọc trong Civil 3D

NgoQuocViet November 29, 2012 5

Bài viết hôm nay xin giới thiệu với các bạn các phương pháp rải cọc trong Civil 3D. Trong Civil 3D thuật ngữ cọc tương ứng với Sample Line. Civil 3D hỗ trợ nhiều phương pháp rải cọc khác nhau.

Sau khi hoàn thành công tác vạch tuyến, để rải cọc trong Civil 3D, các bạn vào menu Sections>Create Sample Lines… như hình dưới

clip_image002

Sau đó, Civil 3D sẽ yêu cầu bạn chỉ ra tuyến đường cần rải cọc. Bạn có thể chọn trực tiếp tuyến đường trên bản vẽ hoặc nhấn Enter để chọn trên danh sách.

clip_image004

Nếu bạn tiến hành rải cọc lần đầu tiên, Civil 3D sẽ yêu cầu bạn chọn các thành phần để vẽ các mặt cắt trên cọc như hình dưới:

clip_image006

Các bạn chú ý một số mục sau:

+ Name: Tên của nhóm cọc

+ Description: Mô tả cho nhóm cọc

+ Sample line style: Kiểu hiện thị cọc

+ Sample line label style: Kiểu hiển thị cho nhãn của cọc

+ Select data sources to sample: chọn các dữ liệu nguồn để vẽ mặt cắt. Đây chính là các thành phần bạn muốn hiển thị trên trắc ngang như Corridor Section, Surface,…Các bạn chọn các thành phần và có thể hiệu chỉnh luôn kiểu hiện thị các thành phần trong mục Style, chọn chế độ cập nhật trong mục Update Mode…

Tiêp theo, các bạn cần chọn phương pháp rải cọc phù hợp. Nhấn chọn một trong các mục như hình dưới:

clip_image008

Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Chúng ta cùng đi xem xét từng phương pháp rải cọc như sau:

+ Phương pháp 1: By range of stations…Rải cọc dựa theo khoảng cách rải.

Khi bạn chọn phương pháp này, trong hộp thoại Create Sample Lines – By Station Range hiện ra cần chú ý một số nội dung sau:

clip_image010

– Mục Station Range: Chọn phạm vi áp dụng cho tuyến đường

Nếu áp dụng cho phạm vi toàn bộ tuyến đường thì chọn True cho mục From alignment start và To alignment end. Các bạn có thể chọn cho phạm vi một đoạn của tuyến đường bằng cách chọn False cho hai mục From alignment start và To alignment end và chỉ ra lý trình điểm đầu cũng như điểm cuối tại hai mục Start Station và End Station

– Mục Left Swath Width và Right Swath Width: Chọn bề rộng trái và phải

Có hai phương pháp chọn bề rộng trái và phải cho nhóm cọc.

Cách 1: Các bạn chọn giá trị False cho Snap to an alignment rồi chỉ ra bề rộng tuyến đường trái và phải bằng cách nhập một giá trị cụ thể trong mục Width

Cách 2: Các bạn chọn giá trị True cho Snap to an alignment rồi chỉ ra tuyến đường làm biên giới hạn cho bên trái cũng như bên phải trong mục Alignment

– Mục Sample Increments: Nhập khoảng cách rải cọc cũng như vị trí rải cọc

clip_image012

Các bạn chú ý các mục sau:

· Sampling Increments: Khoảng cách rải cọc. Để sử dụng mục này các bạn chọn True cho Use Sampling Increments rồi nhập giá trị cho các mục ở dưới:

+ Increment Along Tangents: Khoảng cách rải cọc trên đường thẳng

+ Increment Along Curves: Khoảng cách rải cọc trên đường cong

+ Increment Along Spirals: Khoảng cách rải cọc trên đường cong chuyển tiếp

· Additional Sample Controls: Các tùy chọn bổ sung để rải cọc. Muốn thêm tủy chọn nào các bạn chọn giá trị True

+ At Range Start: Vị trí đầu tuyến

+ At Range End: Vị trí cuối tuyến

+ At Horizontal Geometry Points: Các vị trí cắm cong trên đường cong bằng ví dụ như NĐ, TĐ, NC, TC…

+ At Superelevation Critical Station: Các vị trí quạy siêu cao như NC, RC, FS…

+ Phương pháp 2: At a Station. Đây là phương pháp thường dùng nhất.

Khi bạn chọn phương pháp này, Civil 3D sẽ yêu cầu bạn nhập các thông tin sau:

clip_image014 nhập lý trình trên tuyến.

clip_image016 Nhập bề rộng trái

clip_image018 Nhập bề rộng phải

+ Phương pháp 3: From corridor stations: Phương pháp rải cọc từ các vị trí trên Corridor

Khi bạn chọn phương pháp này, hộp thoại Create Sample Lines – From Corridor Stations sẽ hiện ra:

clip_image020

Các mục có nội dung tương tự như phương pháp By Range of Sation, các bạn chú ý thêm :

Trong mục General, các bạn có thể chọn Corridor để rải cọc bằng cách nhấn vào … để chọn Corrior từ danh sách. Khi đó trên Civil 3D sẽ rải cọc tại các vị trí vẽ Corridor như trong hộp thoại Frequency to Apply Assemblies. Các giá trị này được thiết lập khi bạn tạo Corridor. Các bạn có thể hiệu chỉnh các vị trí vẽ Corridor bằng cách nhấn chọn mục Frequency trong hộp thoại Corridor Properties

clip_image022

+ Phương pháp 4: Pick points on screen

Khi bạn chọn phương pháp này, Civil 3D sẽ yêu cầu bạn chỉ ra hai điểm Start Point và End Point. Điều đặc biệt là Civil 3D cho phép bạn chọn hai điểm cắt tuyến đường với góc bất kỳ chứ không nhất thiết phải vuông góc với tuyến đường.

+ Phương pháp 5: Select existing polylines

Khi bạn chọn phương pháp này, Civil 3D sẽ yêu cầu bạn chọn các Polyline dùng để rải cọc:

clip_image024

Chúc các bạn thành công.

5 Comments »

  1. Aliosa March 7, 2013 at 7:41 am -

    Rải cọc trong Civil thường áp dụng cho bước dự án dự án hoặc làm tuyến mới thì tiện. Đối với đường nâng cấp hoặc tuyến mới mà mặt cắt ngang do đơn vị khảo sát đã định vị ngoài trên thực địa rồi khi xử lý ở phòng bằng civil thì vất và. Bởi lý trình cọc không cách đều nhau. Để xử lý phần này thuận tiện có thể viêt lisp để add cọc tự động theo lý trình tuyến. Như vậy công việc sẽ nhanh hơn.
    Nhân tiện nhờ các bạn cách chuyển số liệu mặt cắt ngang đã được đơn vị khảo sát cung cấp vào trong civil để xử lý. Cái này thường thấy ở VN: mỗi công ty đều có đội khảo sát thực hiện công tác khảo sát. Số liệu khảo sát này sau sẽ được chuyển cho các phòng thiết kế.

    • Ngô Quốc Việt March 7, 2013 at 7:42 am -

      chào bạn ALIOSA!
      Thực ra mình nghĩ các phương pháp rải cọc trong Civil 3D rất đầy đủ và thuận tiện cho công việc thiết kế. Tuy nhiên khi áp dụng ở Việt Nam thì do chưa có sự kết hợp giữa các khâu như khảo sát, thiết kế cũng như có sự khác biệt giữa tiêu chuẩn thiết kế … dẫn đến khó khăn như bạn nói. Nếu Civil 3D được áp dụng không những cho bước thiết kế mà cho cả bước khảo sát thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên có một giải pháp nhỏ là bạn có thể sử dụng lisp sau:
      http://civil3dvn.com/diendan/viewtopic.php?f=19&t=17&sid=e1dbd418c79569daed339672bb01b9c4

      + Để trả lời cho câu hỏi thứ hai của bạn về việc nhập số liệu khảo sát vào civil 3d, bạn tham khảo bài viết về chủ đề này trên Civil 3D:
      http://civil3dvn.com/?p=111
      Chúc bạn thành công.

  2. chinh nm March 7, 2013 at 1:06 pm -

    Theo tôi thì khi đã khảo sát theo mặt cắt thì nên làm theo Nova vì đó là cội nguồn sức sống của Nova! Các đơn vị khảo sát của ta thường vẫn theo tư duy cũ, ngoài ra hạch toán phải có từ trắc dọc, trắc ngang đến bình đồ!

    Nếu chuyển dạng dữ liệu này sang C3d có thể gặp phải những khó khăn không thể khắc phục:
    1. Việc cắm cong chuyển tiếp lại trong C3d sẽ tạo ra đối tượng không trùng với dữ liệu khảo sát. Dù sai khác nhỏ, nhưng vẫn là không chính xác, chưa kể việc chuyển hệ tọa độ!
    2. Việc nhập tạo độ không khác gì một hành xử “ngược đời”. Dù rằng có thể theo phương pháp khảo sát, sử dụng phần mềm trung gian để chuyển sang dạng file *.csv rồi nhập lại vào C3d.

    Tuy nhiên chỉ riêng khó khăn 1 là ko thể chấp nhận rồi!

  3. Ngô Quốc Việt March 8, 2013 at 6:30 am -

    Mình nghĩ là hoàn toàn khả thi khi áp dụng Civil 3D cho các trường hợp khảo sát đường theo cách đo từng trắc ngang vì trong dự án thì không phải bước nào cũng có thể quạt bình đồ và lập file khảo sát địa hình từ đó. Ví dụ với các nhà thầu thi công khi lập bản vẽ thi công, họ chỉ khảo sát lại địa hình với các cọc được bên tư vấn thiết kế bàn giao. Chỉ khác là khi đó cách nhập số liệu vào Civil 3D sẽ hơi khác nova và do vậy phải biên tập một chút.

  4. chinh nm March 11, 2013 at 10:20 am -

    Tôi chỉ góp ý cho trang của bạn thôi,
    Dù ở bước KS nào cũng có TD, TN, BĐ!
    Có một số vấn đề điển hình như thế này:

    1. Trong Nova, Việc đi khảo sát cắt ngang không phải tự nhiên cứ theo khoảng cách mà đặt! Thực tế người khảo sát thường có cán bộ thiết kế đi cùng. Việc xác định 1 đoạn tường cũ, bó vỉa cũ sẽ được chặn 2 đầu bởi các trắc ngang,… tường hay bó vỉa,.. sẽ thể hiện trên trắc ngang luôn! Khi đó người thiết kế & Nova sẽ hiểu ngay giữa 2 trắc ngang đó cũng có tường, bó vỉa,… Quá trình mô hình và tính tiếp theo sẽ ko sai!

    Còn C3D thì không hiểu vậy! Nó chỉ có thể hiểu đoạn tường, bó vỉa,.. đó qua bình đồ! Bản chất quá trình mô hình và tính toán của C3D cũng là dựa trên các bề mặt (bình đồ). Còn trắc ngang là sự “thể hiện ngược”, dù bạn dịch trắc ngang lên hay xuống 1 tí ti thì dữ liệu sẽ là nội suy từ các bề mặt, đồng thời có thể không nhận các hiện vật (tường, bó vỉa,..)

    Vì vậy, nếu chỉ có trắc ngang, không đủ dữ liệu cho C3D… Đã đi KS-TK nhiều…

Leave A Response »

You must be logged in to post a comment.